4 Dấu hiệu nhận biết bệnh gout nhanh

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Trước khi đi vào tìm hiểu triệu chứng bệnh gút, chúng ta hãy điểm qua đôi chút về bệnh gout là bệnh như thế nào cũng như nguyên nhân gây bệnh gout nhé!

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh gout. Trong đó cần phải kể đến:

  • Nguyên nhân bẩm sinh

Đối với nguyên nhân mắc bệnh này khá hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bởi, cơ thể từ khi sinh ra đã thiếu hụt men HGPT dẫn đến chuyển hóa axit uric không ổn định. Trường hợp này thường rất nặng và khó điều trị.

  • Nguyên nhân di truyền

Đây là trường hợp xảy ra do mang gen di truyền từ gia đình. Những người này thường có nồng độ purin trong máu cao (axit uric được sinh ra trong quá trình phân hủy purin) nên cũng làm nồng độ axit uric tự nhiên tăng theo.

  • Nguyên nhân chủ quan

Những người tiêu thụ nhiều thức ăn, thực phẩm như nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…,thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ purin trong cơ thể. Đây là điều kiện làm gia tăng axit uric dẫn đến sự lắng đọng hợp chất này trong khớp và gây bệnh Gout.

Và đây được xem là nguyên nhân mang tính “xã hội” khi mà ngày càng nhiều người không kiểm soát được thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của bản thân.

  • Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh Gout còn có thể là biến chứng đi kèm của các bệnh đa hồng cầu, đau tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, béo phì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy.

2. Triệu chứng bệnh gút

Bệnh Gout được xem là một căn bệnh hệ quả của lối sống hiện đại và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống ngày nay.

Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra không ít những phiền toái cho sinh hoạt, đời sống và thậm chí là năng lực lao động của người đó.

Bệnh Gout xảy ra do sự lắng đọng của các axit uric trong khớp gây ra. Khi các axit uric này tăng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng không thể chuyển hóa hết qua thận được mà tích tụ lại gây ra chứng viêm khớp.

Các vị trí tích tụ thường nằm ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… gây ra đau đớn, sưng tấy, nhức mỏi vô cùng khó chịu.

2.1 Triệu chứng bệnh gút- Người bệnh thấy đau nhức và buốt khớp xương

Đây là biểu hiện đặc trưng và cũng dễ nhận biết nhất do bệnh gout gây ra. Cơn đau này thường xuất hiện đột ngột lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện sau một bữa ăn quá nhiều thịt hoặc sau khi uống bia rượu.

Cơn đau gout là các cơn đau buốt âm ỉ kéo dài cho đến khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm. Đau nhiều nhất là vào ban đêm và đau tăng theo thời gian bị bệnh, nhưng thường là sau vài ngày đến 1 tuần sẽ giảm.

Khớp đầu tiên gánh chịu biểu hiện bị bệnh gout gây ra đó là khớp ở ngón chân cái. Tiếp đó, sẽ lan rộng sang các khớp lân cận như: khớp bàn chân, cổ chân, mắt cá chân, khớp gối, cổ tay, khớp bàn tay, ngón tay...

2.2 Dấu hiệu nhận biết bệnh gout- Các khớp gout sẽ bị sưng tấy, nóng, đỏ

Người bệnh có thể dễ dàng quan sát từ bên ngoài khi thấy các khớp bị sưng lên, có màu hơi đỏ ửng, tấy, sờ vào thấy ấm nóng. Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng viêm đang diễn ra.

Đặc biệt, nếu các bạn ấn vào vị trí sưng tấy đó sẽ có cảm giác nhói đau. Đồng thời thấy mềm như có mủ ở bên trong. Thậm chí có thể thấy khớp bị viêm sẽ to hơn các khớp không bị.

Ngoài ra, khi quan sát vùng da quanh khớp, các bạn sẽ thấy có màu đỏ hoặc hơi tím trông giống như bị nhiễm trùng.

2.3 Triệu chứng bệnh gút-  Vận động trở nên khó khăn hơn, cứng khớp

Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng bệnh gút thông qua việc vận động hàng ngày sẽ trở nên khó khăn hơn, các khớp sẽ cứng hơn.

Nguyên nhân là do, các khớp khi bị sưng to sẽ kèm theo viêm nhiễm. Khiến các sụn khớp và vùng bao khớp bị tổn thương. Do đó, người bệnh sẽ rất khó khăn để cử động khớp cũng như di chuyển. Nhất là khi đi lại sẽ thấy đau nhức dữ dội nên thường ngồi một chỗ nghỉ ngơi cho bớt đau. Tình trạng này kéo dài có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh.

2.4 Nhận biết bệnh khớp qua việc xuất hiện các hạt tophi ở quan khớp

Đến một giai đoạn nhất định nào đó, khi mà hàm lượng muối urat bị tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ làm xuất hiện các cục u nhỏ mà ta gọi là hạt tophi.

Lúc đầu các hạt tophi mọc ít và kích thước nhỏ. Sau một thời gian sẽ biến mất, khiến cho vùng da quanh khớp bị bong tróc và ngứa ngáy do mọc da non.

Nếu không được chữa trị kịp thời thì khoảng 2 năm sau đó, bệnh gout sẽ quay trở lại nhưng biểu hiện của bệnh gút đã nghiêm trọng hơn. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các cơn đau sẽ dữ dội hơn và kéo dài hàng tháng. Đặc biệt hạt tophi mọc nhiều, kích thước lớn hơn làm biến dạng khớp, khi chúng vỡ ra sẽ gây tàn phế khớp, khiến người bệnh  không thể di chuyển được.

3. Biến chứng nguy hại do bệnh gout gây ra

Bệnh gút nếu như không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Khiến khớp bị tàn phế khớp

Hạt tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp. Có những bàn tay, bàn chân của bệnh nhân mà các bác sĩ điều trị phải miêu tả chúng như nải chuối sứ, như rễ cây cổ thụ hay như những củ khoai.

Hạt tophi sẽ chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Đến lúc những hạt tophi này quá to lớn khiến phần da, phần cơ bao bọc chúng không chịu đựng được nữa thì chúng sẽ bị vỡ, rò rỉ muối urat khó liền vết thương và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

Sự nguy hại của hạt tophi không chỉ dừng lại ở việc phá hủy khớp, chúng còn có thể lắng đọng ở các cơ quan như thận, tim, mạch máu, màng não… Có thể nói tinh thể muối urat lắng đọng ở đâu là sẽ gây tổn thương ở đó

  • Hủy hoại thận

Trong số các cơ quan trong cơ thể, thận là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat.

Theo thống kê của bộ y tế, 10-15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận, chủ yếu là viêm khe thận và viêm cầu thận.

Nồng độ acid uric máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận.

Chính những tổn thương nhu mô thận, khiến thận bị ứ nước, suy giảm trầm trọng chức năng thận.

Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.

Do đó bệnh gút và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường mắc song song ở bệnh nhân nhất.

  • Đột qụy

Không những thế, ở nhiều bệnh nhân bị gút mãn tính lâu năm còn có nguy cơ bị đột quỵ,  tai biến cao hơn so với người bình thường. Lý do là các tinh thể urat này còn có thể bị lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim, tổn thương van tim, tích tụ ở mạch máu não... những biến chứng này khi phát hiện được thì cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì phát hiện ra những biến chứng bệnh gút mạn tính quá trễ.

Do đó, để phòng tránh các biến chứng do bệnh gout gây ra. Khi bản thân có các dấu hiệu dưới đây, các bạn nên đi thăm khám và điều trị.

4. Bệnh gout có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên về xương khớp. Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh gout suốt đời.

Hiện có nhiều loại thuốc Tây giúp giảm đau, chống viêm rất nhanh chóng và hiệu quả trong các đợt gút cấp.  Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn sớm mà không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Nếu như người bệnh biết xây dựng cho mình 1 chế ăn uống nghỉ ngơi hợp lí, cũng như tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh gout sẽ được khống chế.

5. Biện pháp ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gout gây ra

Để phòng ngừa và ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Các bạn cần hiểu đúng mục tiêu điều trị là phải kiểm soát được nồng độ acid uric máu ở mức cho phép, giảm nhanh nhóng các triệu chứng do viêm khớp gây ra, đồng thời kết hợp điều trị các biến chứng kèm theo như tăng cường chức năng gan thận, bồi bổ khí huyết.

Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả là sự phối hợp giữa chế độ sinh hoạt với ăn uống, kết hợp sử dụng thuốc hợp lý:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng rượu bia, kiêng các thực phẩm chứa hàm lượng đạm purin cao như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
  • Lựa cho các môn thể thao phù hợp như bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh,.. để tăng cường sức khỏe xương khớp và duy trì cân nặng ở mức bình thường giảm áp lực lên sụn khớp.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không điều trị theo ý nghĩ chủ quan.

Trên đây là sự tổng hợp, chia sẻ về triệu chứng bệnh gút, nguyên nhân, biến chứng nguy hại do bệnh gây ra. Các bạn hãy tham khảo để nhận biết bệnh sớm, từ đó có kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Xem thêm: Viên sủi trị gout Nano Fast