Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu như thế nào, có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi lòi dom là bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch hậu môn. Thông thường, máu được bơm từ tim sau khi chảy qua động mạch sẽ đến hậu môn để nuôi dưỡng mô cơ. Lượng máu này sau đó sẽ được bơm lại tĩnh mạch để đưa trở lại về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, liên tục.
Bệnh trĩ là tình trạng khi cơ thể gặp phải một số yếu tố tác động bất thường, máu nuôi dưỡng mô cơ ở hậu môn không trở lại tim sẽ gây ra tình trạng ứ trệ, làm tĩnh mạch bị căng phồng lên. Tình trạng này kéo dài dẫn đến giãn tĩnh mạch, lâu dần tĩnh mạch sẽ bị mỏng và tạo ra các búi trĩ.
Có thể thấy bệnh trĩ hình thành chủ yếu do 2 nguyên nhân là ống hậu môn bị gia tăng áp lực hoặc mô cấu trúc liên kết ở hậu môn bị phá vỡ. Để thuận tiện điều trị, bệnh trĩ được chia thành 2 thể là trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường có 4 cấp độ trĩ, trong đó cấp độ 4 là cấp độ nghiêm trọng nhất mà người bệnh cần lưu ý:
- Trĩ độ 1: Cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ với búi trĩ nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn nhưng khi đi cầu thì nó sẽ lòi ra ngoài. Khi đi cầu xong thì búi trĩ sẽ lại tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ có thể tự sa ra ngoài nếu người bệnh trĩ đi lại nhiều, làm việc nặng hay ngồi xổm, cần phải nghỉ ngơi lâu hoặc dùng tay đẩy thì búi trĩ mới thụt vào trong.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn toàn ra ngoài ống hậu môn.
Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là người trung niên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen làm việc và sinh hoạt chưa khoa học ở nhiều người. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày là điều cần thiết để chủ động phòng tránh bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn;
- Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
- Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy;
- Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
- Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Phân loại bệnh trĩ
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu, ngồi làm việc quá lâu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh trĩ nếu không được điều trị dứt điểm không những ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống hàng ngày của người bệnh mà còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Người bệnh trĩ có thể sẽ thiếu máu: Tình trạng này xảy ra do mất máu kéo dài qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi oxy cho tế bào. Bởi lượng máu mất đi thường ở dạng nhỏ, giọt nên ít dẫn đến mất máu, có thể thấy hiện tượng này không phổ biến nhưng cũng khá nguy hiểm.
Điều trị bệnh trĩ
Điều trị nội khoa
Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt
- Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
- Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.
Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch
Điều trị ngoại khoa
- Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
- Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ
- Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử. Đối với thủ thuật điều trị chích xơ, 1-2 ml chất làm xơ (thường là natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol) được tiêm bằng kim 25-gauge vào lớp dưới niêm của búi trĩ.
VIÊN SỦI THẢO DƯỢC TIÊU TRĨ HEMOSTOP
Hemostop viên sủi tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Nano siêu hoạt hóa. Công nghệ này phân tách chiết xuất Nano Rutin trong hoa hòe ở dạng phân tử siêu nhỏ, giúp các dưỡng chất thẩm thấu trực tiếp vào các tế bào tổn thương, hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, hỗ trợ giảm triệu chứng của trĩ.
Đặc biệt, HemoStop còn được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên như vỏ hạt mã đề, ngư tinh thảo, cỏ nhọ nồi, cà chua đen nên không gây hại cho cơ thể, không tác dụng phụ, giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng
Viên sủi tiêu trĩ Hemostop được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Bên cạnh ưu điểm về công nghệ vượt trội và thành phần tự nhiên không gây tác dụng phụ, HemoStop còn sở hữu một đặc điểm vô cùng nổi bật, đó là được bào chế dưới dạng viên sủi. Chính đặc điểm này là yếu tố giúp cơ thể hấp thu triệt để lượng dưỡng chất quý có trong sản phẩm, mang lại hiệu quả vượt trội.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VIÊN SỦI HEMOSTOP
- Người bị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
- Người mắc bệnh táo bón kéo dài.
- Người có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ như bị chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa hoặc bị sa trực tràng, viêm nứt hậu môn do biến chứng của bệnh trĩ.